Bàn Tay Ánh Sáng

 

Tablo reader up chevron

ĐÔI ĐIỀU VỀ TÁC GIẢ

Barbara Brennan là nhà chữa trị thực hành, nhà tâm lý trị liệu và nhà khoa học. Bà là chuyên viên khoa học Trung Tâm Phi Hành thuộc Cơ Quan Hàng Không Vũ Trụ Hoa Kỳ NASA.

Sau khi tốt nghiệp cao học Vật Lý Lưu Uyển tại Trường Đại Học Tổng Hợp Wisconsin. Trong mười lăm năm qua, bà đã tiến hành nghiên cứu và hoạt động trong lĩnh vực trường năng lượng con người và tích cực tham gia chương trình nghiên cứu của Trường Đại Học Tổng Hợp Drexel và Viện Thời Đại Mới. Bà đã được huấn luyện về Chữa Bệnh Bằng Năng Lượng Sinh Học tại Viện Tổng Hợp Tâm Vật Lý, Cộng Đồng Con Người Tổng Thể, và về Năng Lượng Học Nòng Cốt tại Viện Thời đại Mới. Bà đã học với cả các nhà chữa trị Mỹ lẫn các nhà chữa trị thổ dân ở đây.

Hiện nay Barbara đang dạy nhiều lớp và tổ chức các hội thảo về Trường Năng Lượng Con Người, Chữa Trị và Điều Hòa Chân Khí (Channeling). Bà đã tổ chức các hội thảo tại nhiều vùng

Hoa Kỳ, Canada và Châu Âu. Bà chủ trì một cơ sở thực hành tư nhân tại New York City và East Hamptom, New York, Barbara là thành viên của Cộng đồng Pathwork, Phoenicia, New York.

 

 

ĐÔI ĐIỀU VỀ HỌA SĨ

 

 

Joseph A. Smith đã từng góp phần minh họa cho Time, NewsweekHarper’s. Ông đã minh họa cuốn Witches của Erica Jong. Là họa sĩ và nhà điêu khắc, ông là giáo sư về mỹ nghệ tinh vi tại Viện Pratt ở New York.

 

 

Comment Log in or Join Tablo to comment on this chapter...

CHƯƠNG 1. TRẢI NGHIỆM CHỮA TRỊ

.

 

CHƯƠNG 1.

 

TRẢI NGHIỆM CHỮA TRỊ

 

Trong những năm thực hành chữa trị tôi được ưu tiên làm việc với nhiều người thú vị. Đây là một số trong những người đó cùng câu chuyện về họ, làm cho ngày tháng trong cuộc đời của người thầy chữa trị trọn vẹn biết bao.

 

Bệnh nhân đầu tiên của tôi vào một ngày tháng mười năm 1984 là một chị trên hai mươi lăm tuổi tên Jenny. Jenny là một cô giáo hoạt bát, cao khoảng 5 feet 5 in (1 foot = 0,8048 m; 1 inch = 2,54 cm – ND), đôi mắt to màu xanh lơ, tóc huyền. Bè bạn gọi chị là Oải Hương Phu Nhân, vì chị yêu màu hoa oải hương (màu tím nhạt – ND) và thường xuyên mặc áo quần màu này. Jenny cũng có một cửa hàng kinh doanh hoa hoạt động ngoài giờ và xếp các bó hoa cưới hoặc hoa trang trí hội hè rất trang nhã. Vào thời gian đó, chị đã xây dựng gia đình được vài năm với một nhà quảng cáo thành đạt. Jenny bị sẩy thai mấy tháng trước và không còn khả năng có thai. Khi Jenny tới bác sĩ để khám xem tại sao mình không thể thụ thai thì chị nhận được vài tin tức không tốt lành. Sau nhiều xét nghiệm và phát biểu của một vài thầy thuốc khác, người ta đặt chỉ định phẫu thuật cắt dạ con càng sớm càng tốt. Có những tế bào bất thường trong dạ con, ở chỗ bám của rau thai, Jenny lo sợ và quẩn trí. Hai vợ chồng chị đã chờ đợi đến khi tài chính đủ mạnh có thể giúp đỡ gia đình, nhưng bây giờ thì xem chừng không còn khả năng đó.

 

Lần đầu tiên Jenny đến với tôi, vào tháng tám năm ấy, chị không hề kể chuyện bệnh tật mà chỉ bảo: “Em cần sự giúp đỡ của chị. Chị hãy nói cho em biết những gì chị nhìn thấy trong con người em. Em phải quyết định một việc hệ trọng."

 

Trong buổi chữa trị, tôi sử dụng tri giác cao cấp của mình nhìn vào trường năng lượng (hào quang) của chị. Tôi “thấy” một số tế bào bất thường trong dạ con ở phía dưới trái. Cùng lúc đó tôi “thấy” cả những tình huống xung quanh việc sẩy thai. Các tế bào bất thường này khu trú tại vị trí bám của rau thai. Tôi cũng “nghe được” những lời lẽ mô tả hoàn cảnh của Jenny và điều cần làm về vấn đề này. Lời phán bảo nói rằng Jenny cần phải bỏ ra một tháng để đến bên bờ đại dương, dùng một số vitamin đặc hiệu, kiêng khem một vài loại thức ăn và thiền định hằng ngày, mỗi ngày ít nhất hai giờ, sau khi tự chữa một tháng như vậy, chị phải trở về cơ sở y tế và xét nghiệm lại. Tôi được cho biết rằng việc chữa trị hoàn tất và chị không phải trở lại chỗ tôi. Trong buổi chữa đó, tôi nhận được thông tin về tâm trạng của chị và cách thức tác động của tâm trạng này lên tình trạng mất khả năng tự chữa trị của chị. Chị căm ghét bản thân về chuyện sẩy thai. Hậu quả là chị đặt một cái "stress" lên người mình và ngăn cản thân thể tự chữa trị sau khi sẩy thai. Tôi cũng nghe phán bảo (và điều này là phần gay go cho tôi) rằng trong ít nhất là một tháng chị ta không được đi khám bác sĩ khác bởi vì việc chẩn đoán này nọ và việc thúc ép cắt dạ con chỉ tổ làm tăng thêm stress mà thôi. Lòng chị tan vỡ vì mong có đứa con mà không được. Chị đã khuây khoả phần nào khi rời chỗ làm việc của tôi, chị nói chị nhất định sẽ suy nghĩ thêm về mọi chuyện đã diễn ra trong buổi chữa.

 

Tháng mười, khi Jenny trở lại, trước tiên chị ôm chặt lấy tôi rồi tặng tôi một bài thơ ngắn lời lẽ dịu dàng để cám ơn. Các xét nghiệm của chị bình thường. Chị đã nghỉ cả tháng tám để trông nom con cái cho mấy người bạn ở Fire Island. Chị vẫn ăn kiêng, dùng vitamin và dành nhiều thời gian một mình thực hành tự chữa trị. Chị quyết định chờ thêm vài ba tháng nữa rồi sẽ thử xem có mang thai được không. Một năm sau, tôi được biết Jenny đã sinh một cháu trai khỏe mạnh.

 

Bệnh nhân thứ hai của tôi là Howard, cũng đến vào đúng ngày tháng mười đó. Ông là bố của Mary, một bệnh nhân được tôi chữa cách đó ít lâu, Mary trước đây được chẩn đoán có dấu hiệu

 

 

tiền ung thư ở vú, chữa khoảng sáu buối thì hết. Chị thích công việc của tôi và đều đặn gởi bệnh nhân đến chỗ tôi.

 

Howard đã gặp tôi mấy tháng trước. Ông là công nhân hưu trí. Làm việc với ông rất thú vị. Lần đầu tiên đến chỗ tôi, ông xanh xao và thường xuyên bị tim. Khó khăn lắm ông mới bước qua được căn phòng mà không thấm mệt. Sau đợt chữa trị thứ nhất, nước da ông hồng hào và hết đau. Sau hai tháng được chữa trị hàng tuần, ông đã có thể khiêu vũ, Mary và tôi cùng nhau phối hợp việc chữa trị bằng cách đắp lên tay ông các thứ cỏ thuốc do một ông thầy lang kê đơn để chữa các tổn thương trên động mạch. Ngày hôm đó tôi cũng cân bằng và tăng lực cho trường năng lượng của ông. Các bác sĩ và bạn bè đều thấy rõ rệt ông đã khá hơn.

 

Một bệnh nhân khác hôm đó đến chỗ tôi là Ed. Lần đầu tiên anh đến chỗ tôi vì có vấn đề ở cổ tay. Các khớp ở chi trên và cổ tay anh ngày càng yếu. Anh cũng cảm thấy đau lúc cực khoái giao hợp. Trước đó ít lâu, anh thấy lưng yếu đi, và bây giờ tay yếu dần đến mức anh không thể cầm nổi một vật gì, thậm chí vài cái đĩa. Trong lần chữa đầu tiên, qua trường hào quang của anh, tôi “thấy” xương cụt bị tổn thương khi anh mới khoảng mười hai tuổi; trong thời gian bị thương này, anh có nhiều rối loạn phải giải quyết về các cảm giác tình dục nảy sinh vào tuổi dậy thì. Tai nạn làm giảm những cảm giác này và anh đã chịu đựng được tốt hơn.

 

Xương cụt của anh bị kẹt bên trái và không thể chuyển động bình thường để tham gia vào việc bơm dịch não tủy theo đường đi bình thường của nó. Điều đó gây nên sự mất cân bằng và suy nhược nghiêm trọng trong toàn bộ hệ thống năng lượng. Bước tiếp theo trong quá trình thoái hoá này là suy yếu phần lưng dưới, rồi lưng giữa, sau đó là phần lưng trên. Mỗi lần anh ta suy yếu do thiếu dòng chảy năng lượng ở một bộ phận nào thì bộ phần khác tìm cách bù lại suy yếu đó. Anh bắt đầu chống lại sức căng xảy ra ở các khớp của chi trên, và cuối cùng các khớp chịu thua và suy yếu. Toàn bộ quá trình suy yếu kéo dài nhiều năm.

 

Ed và tôi cùng tiến hành một quá trình chữa trị hữu hiệu trong vài tháng. Đầu tiên tôi thao tác với dòng chảy năng lượng để làm cho xương cụt hết bị kẹt, ngay ngắn trở lại, sau đó tăng cường và cân bằng dòng chảy năng lượng của anh. Sức lực anh dần dà trở lại như cũ. Trưa hôm ấy anh ta chỉ còn bị yếu chút ở cổ tay trái. Nhưng trước khi chú trọng đến điều đó, tôi lại cân bằng và tăng lực cho toàn bộ trường năng lượng của anh. Sau đó tôi dành thêm thời gian tác động cho năng lượng chữa trị tuôn chảy vào cổ tay.

 

Bệnh nhân cuối cùng của tôi trong ngày hôm ấy là Muriel, nghệ sĩ, vợ của một nhà phẫu thuật nổi tiếng. Đây là lần thứ ba chị hẹn gặp tôi. Ba tuần trước chị đã đến chỗ tôi với một tuyến giáp rất to. Trong lần đến gặp đầu tiên đó, tôi sử dụng tri giác cao cấp của mình để thu thập thông tin về hoàn cảnh của Muriel. Tôi thấy rằng tuyến giáp của chị to không phải do ung thư, và chỉ với hai lần chữa phối hợp với thuốc men mà bác sĩ đã kê cho chị, chỗ tuyến giáp to ra đã biến mất. Tôi thấy không cần mổ xẻ. Chị xác nhận rằng chị đã khám một vài bác sĩ và họ đã kê cho chị thuốc làm co tuyến giáp. Chị nói thuốc đã làm cho tuyến giáp nhỏ đi ít nhiều nhưng chị vẫn cần đến phẫu thuật và trường hợp của chị có thể là ung thư. Cuộc mổ được dự định tiến hành một tuần sau lần gặp thứ hai. Tôi chữa riêng cho chị hai lần trong tuần. Đến hẹn chị tới bệnh viện để mổ thì các bác sĩ hết sức ngạc nhiên, không cần phải mổ nữa. Ngày hôm đó chị trở lại để yên trí xem mọi cái đã hồi phục lại như thường chưa. Đã.

 

Những sự kiện có vẻ kỳ lạ này xảy ra như thế nào? Tôi làm gì để giúp đỡ những con người này? Quá trình mà tôi sử dụng mệnh danh là chữa bệnh thao tác bàn tay, chữa bệnh bằng niềm tin hay chữa bệnh bằng tâm linh. Hoàn toàn không phải là một quá trình kỳ lạ, trái lại rất chân phương, dù cho nhiều khi khá phức tạp. Nó là một phương thức cân bằng lại trường năng lượng mà tôi gọi là trường năng lượng con người vốn hiện hữu xung quanh chúng ta.

 

 

Ai cũng có một trường năng lượng hay là hào quang bao quanh và thâm nhập vào thân thể. Trường năng lượng này kết hợp chặt chẽ với sức khỏe. Tri giác cao cấp là phương thức lĩnh hội sự vật vượt qua phạm vi thông thường của giác quan con người. Nhờ nó, con người có thể nhìn, nghe, ngửi, nếm, thấy và xúc chạm những sự vật mà bình thường không cảm nhận được. Tri giác cao cấp là một kiểu “nhìn thấy” trong đó bạn thấy một bức tranh trong óc mà không cần sử dụng thị giác thông thường. Nó không phải là tưởng tượng. Đôi khi nó được coi như minh triết. Tri giác cao cấp phát hiện ra thế giới động lực các trường năng lượng sống tương tác lỏng ở xung quanh và xuyên qua mọi vật. Phần lớn cuộc đời tôi như ở giữa một cuộc khiêu vũ với cả đại dương năng lượng sống động trong đó con người tồn tại. Qua cuộc khiêu vũ đó, tôi đã phát hiện ra rằng năng lượng ấy truyền sức mạnh cho ta, nuôi dưỡng ta, cho ta cuộc sống. Ai cũng cảm thấy năng lượng bên cạnh mình; ta là của nó, nó là của ta.

 

Bệnh nhân và học trò của tôi hỏi rằng tôi bắt đầu nhìn thấy trường năng lượng xung quanh mọi người từ bao giờ? Tôi bắt đầu thấy nó là công cụ có ích từ khi nào? Thế nào là có khả năng nhận ra sự vật vượt qua giới hạn của các giác quan con người? Trường hợp của tôi là đặc biệt hay có thể học hỏi để được như vậy? Nếu thế thì họ có thể làm gì để mở rộng tri giác của chính mình, và điều này có giá trị như thế nào đối với cuộc đời của họ? Để trả lời được trọn vẹn các câu hỏi này, tôi phải quay lại buổi ban đầu.

 

Tuổi thơ của tôi rất bình dị. Tôi lớn lên trong một trang trại ở Wisconsin. Vì không có nhiều bạn chơi trong vùng, tôi thường tha thẩn một mình. Tôi ngồi một mình trong rừng hàng giờ, hết sức im lặng, chờ những con vật nho nhỏ bước đến với tôi. Tôi tập hòa mình vào xung quanh. Không phải là mãi về sau tôi mới bắt đầu hiểu hết ý nghĩa của những khoảng thời gian im lặng và chờ đợi đó. Giữa những khoảnh khắc yên tĩnh trong rừng, tôi đi vào một trạng thái bành trướng ý thức trong đó tôi có khả năng thấy được những sự vật vượt ra khỏi giới hạn trải nghiệm thông thường của con người.

 

Tôi nhớ là đã biết được từng con vật nhỏ trong rừng mà không cần nhìn. Tôi có thể cảm nhận được trạng thái đó. Khi tôi tập bịt mắt đi lại trong rừng, tôi cũng cảm nhận được cây cối trước khi tự tay tôi chạm tới. Tôi thấy rằng cây cối hiện ra to hơn là khi nhìn bằng mắt. Cây cối có trường năng lượng sống bao quanh, và tôi thấy các trường năng lượng đó. Về sau tôi tập nhìn trường năng lượng của cây và của các động vật nhỏ. Tôi phát hiện ra rằng mọi vật đều có trường năng lượng bao quanh, giống như ánh sáng của ngọn nến. Tôi cũng bắt đầu nhận thấy rằng mọi vật liên kết với nhau bằng các trường năng lượng này, và không một không gian nào hiện hữu mà lại không có trường năng lượng. Mọi vật, kể cả tôi, đều sống giữa đại dương năng lượng.

 

Đối với tôi, điều đó không phải là phát hiện lý thú, mà chỉ đơn giản là trải nghiệm của mình, cũng tự nhiên như nhìn thấy con sóc đang ăn quá đấu trên cành cây vậy. Tôi không hề công thức hóa những trải nghiệm này vào bất cứ lý thuyết nào nói về cung cách hoạt động của thế giới. Tôi chấp nhận mọi thứ mình nhìn thấy trong trạng thái hoàn toàn tự nhiên, cho rằng ai ai cũng biết, sau đó tôi quên.

 

Lúc bước vào tuổi vị thành niên, tôi thôi không vào rừng nữa. Tôi bắt đầu quan tâm tới cung cách hoạt động của các sự vật và tại sao chúng lại như thế. Tôi thường đặt câu hỏi với mọi vật để tìm ra trật tự và để hiểu thế giới hoạt động như thế nào. Tôi vào trường đại học, nhận bằng cử nhân khoa học về Vật Lý Lưu Uyển, rồi làm công tác nghiên cứu nhiều năm cho Cơ Quan Hàng Không Vũ Trụ NASA. Về sau tôi học tập và trở thành cố vấn. Không phải cho đến khi tôi làm cố vấn một số năm tôi mới bắt đầu nhìn thấy màu sắc quanh đầu mọi người và nhớ tới những trải nghiệm trong rừng thời thơ ấu. Lúc bấy giờ tôi nghiệm ra rằng các trải nghiệm đó đã mở đầu cho

 

 

tri giác cao cấp hay sức nhìn thấu thị của mình. Những trải nghiệm tuổi thơ thú vị và bí mật ấy cuối cùng đã dẫn đến khả năng chẩn đoán và chữa trị của tôi.

 

Khi nhìn lại, tôi có thể thấy mô hình phát triển các khả năng của tôi bắt đầu lúc lọt lòng. Cứ như là đời tôi đã được bàn tay vô hình nào đó dẫn dắt tới và đi qua từng trải nghiệm theo kiểu dẫn từng bước, rất giống kiểu dạy ở trường học – trường học đường đời như ta vẫn nói.

 

Trải nghiệm trong rừng giúp cho việc mở rộng các giác quan của tôi. Sau đó, việc học tập ở trường đại học giúp phát triển tư duy lô gíc. Việc rèn luyện để thành người cố vấn đã khai mở tầm nhìn, khai mở trái tim tôi ra toàn nhân loại. Cuối cùng, việc rèn luyện tâm linh (sau này tôi sẽ luận bàn về vấn đề này) làm cho tôi tin vào những trải nghiệm khác thường của mình để mở rộng tâm trí mà chấp nhận là “có thật”. Bấy giờ tôi bắt đầu tạo ra một khuôn khổ để nhờ đó mà hiểu thấu các trải nghiệm này. Dần dà tri giác cao cấp và trường năng lượng con người trở nên các bộ phận hợp thành của đời tôi.

 

Tôi tin tưởng vững chắc rằng chúng trở thành một phần cuộc đời của bất kỳ ai. Để phát triển tri giác cao cấp, cần phải đi vào một trạng thái bành trướng ý thức. Có nhiều phương pháp thực hiện việc này. Thiền định nhanh chóng trở thành nổi tiếng. Thiền định có thể thực hành bằng nhiều cách, điều quan trọng là tìm ra cách thích hợp nhất đối với bạn.

 

Trong phần sau của cuốn sách, tôi sẽ gợi ý cho bạn một vài cách để bạn có thể tùy ý lựa chọn. Tôi cũng thấy rằng bạn có thể đi vào trạng thái bành trướng ý thức bắng cách tản bộ, dạo chơi, câu cá, ngồi trên đụn cát ngắm sóng vỗ vào bờ hoặc ngồi trong rừng như tôi thuở nhỏ. Bạn đã tiến hành việc đó như thế nào, dù bạn gọi là thiền định hay mơ mộng, hay gì nữa? Điều quan trọng nhất ở đây là dành được đủ thời gian lắng nghe bản thân mình - thời gian để làm im ắng cái tâm trí huyên náo cứ liên tục nói về điều bạn cần làm, về cung cách bạn đã thắng được lý lẽ nọ, về điều mà bạn vẫn làm, về cái mà bạn cho là sai, v.v. và v.v. Khi tiếng líu lo không dứt đó bị cắt thì một thế giới mới trọn vẹn của thực tại hài hòa êm ái mở ra trước mắt bạn. Bạn bắt đầu hòa mình vào xung quanh, như tôi đã từng làm trong rừng. Cũng lúc đó, nhân cách của bạn không bị lãng quên mà được đề cao.

 

Quá trình hòa mình vào xung quanh là một phương thức khác để mô tả nhận thức mở rộng đang trải nghiệm.

 

Chẳng hạn, hãy lưu ý lần nữa đến cây nến và lửa ngọn nến. Thông thường ta đồng nhất hóa bản thân như một vật thể (sáp và bấc) với ý thức (ngọn lửa). Khi ta đi vào trạng thái bành trướng ý thức, ta nhận thấy ta cũng như ánh sáng phát ra từ ngọn lửa đó. Ánh sáng bắt đầu chỗ nào và ngọn lửa kết thúc ở đâu? Đấy dường như là một dòng kẻ. Nhưng khi nhìn kỹ hơn, bạn có biết chính xác đó là chỗ nào không?

 

Ngọn lửa bị ánh sáng thâm nhập hoàn toàn. Ánh sáng trong phòng, ngoài ánh sáng ngọn nến (đại dương năng lượng), có thâm nhập ngọn lửa không? Có. Ánh sáng trong phòng bắt đầu ở đâu và ánh sáng ngọn nến kết thúc ở đâu?

 

Theo vật lý học, không có ranh giới cho ánh nến; nó vươn tới vô tận. Vậy thì ranh giới cuối cùng của ta ở đâu?

 

Trải nghiệm của tôi về tri giác cao cấp, kết quả của bành trướng ý thức, là không có ranh giới. Tôi càng bành trướng ý thức thì tri giác cao cấp của tôi càng mở rộng, tôi càng có khả năng hơn trong việc nhìn thấy thực tại vốn ở sẵn đấy rồi nhưng trước đây nằm ngoài tầm giác quan của mình.

 

Nhờ tri giác cao cấp của bản thân mở rộng, thêm nhiều thực tại đi vào tầm mắt. Buổi đầu tôi chỉ nhìn thấy được những trường năng lượng thô xung quanh đồ vật: chỉ khoảng trên dưới 1 inch cách mặt da. Khi đã thành thạo hơn, tôi có thể nhìn thấy trường này vượt quá mặt da xa hơn nữa,

 

 

nhưng rõ ràng là một chất mịn hơn hoặc một thứ ánh sáng kém mạnh hơn. Mỗi lần tôi nghĩ là mình đã tìm ra ranh giới thì một thời gian sau tôi lại thấy vượt ra xa hơn ranh giới đã tìm ra. Đường ranh giới ở đâu? Tôi kết luận rằng thật dễ dàng hơn khi nói là chỉ có các lớp: lớp của ngọn lửa, sau đó là ánh sáng của ngọn lửa, rồi đến ánh sáng của căn phòng. Thật khó mà phân biệt được từng ranh giới. Muốn thấy được từng lớp phía ngoài đòi hỏi phải tăng cường bành trướng ý thức và hòa đồng tri giác cao cấp một cách tinh vi hơn. Khi trạng thái bành trướng ý thức của bạn phát triển thì ánh sáng mà trước đây bạn nhìn thấy lờ mờ này sẽ rạng lên và trở thành dễ xác định.

 

Qua nhiều năm dần dần phát triển tri giác cao cấp, tôi sưu tập các quan sát của mình. Phần lớn các quan sát này được tiến hành trong 15 năm làm cố vấn. Vốn được đào tạo về vật lý học, tôi hoài nghi khi lần đầu tiên bắt đầu “nhìn thấy” hiện tượng hào quang xung quanh thân thể con người. Song vì các hiện tượng vẫn cứ tồn tại, thậm chí cả khi tôi nhắm mắt lại để xua đuổi hình ảnh hoặc chuyển dịch xung quanh căn phòng, cho nên tôi bắt đầu quan sát kỹ càng hơn. Và cứ thế, cuộc hành trình của tôi bắt đầu, đưa tôi vào những thế giới mà trước đây tôi không biết là hiện hữu; làm thay đổi hoàn toàn cung cách trước đây tôi vẫn trải nghiệm về thực tại, con người, vũ trụ cùng mối quan hệ của tôi với vũ trụ.

 

Tôi thấy rằng trường năng lượng kết hợp mật thiết với sức khỏe và hạnh phúc của con người. Nếu một người không được khỏe thì điều đó biểu hiện rõ trong trường năng lượng bằng một dòng chảy năng lượng mất cân bằng và/hoặc năng lượng ứ trệ ngừng chảy và hiện ra thẫm màu. Màu sắc và hình thái này rất đặc trưng cho từng loại bệnh. Tri giác cao cấp rất có giá trị trong y học và trong vai trò tham vấn tâm lý học. Khi sử dụng tri giác cao cấp, tôi trở nên thành thạo trong việc chẩn đoán các vấn đề thể chất lẫn tâm lý và trong việc tìm ra biện pháp giải quyết các vấn đề đó.

 

Với tri giác cao cấp, cơ chế bệnh tâm thể nằm ngay trước mắt bạn. Tri giác cao cấp phát hiện cung cách mà phần lớn bệnh tật khởi đầu trong các trường năng lượng rồi qua thời gian và tập quán sống mà truyền sang thân thể, trở thành bệnh nặng. Nhiều khi nguồn gốc hoặc nguyên nhân khởi đầu của quá trình này phối hợp với chấn thương tâm lý và thân thể, hoặc kết hợp cả hai. Vì tri giác cao cấp phát hiện cung cách khởi đầu của bệnh tật cho nên nó cũng phát hiện cung cách đảo ngược quá trình bệnh tật.

 

Trong quá trình tập nhìn trường năng lượng, tôi cũng tập tương tác với nó một cách hữu thức, như với bất cứ vật gì tôi có thể nhìn thấy. Tôi có thể thao tác để cho trường năng lượng của mình tương tác với trường năng lượng của người khác. Tôi sớm học được cách làm cân bằng một trường năng lượng ốm yếu để người đó có thể trở lại sức khỏe tốt.

 

Hơn nữa, tôi thấy bản thân mình nhận được thông tin về nguồn gốc bệnh tật của bệnh nhân. Thông tin này dường như đến với tôi từ một trí óc có trình độ cao hơn bản thân tôi hoặc cái mà tôi thường coi là chính mình. Quá trình nhận thông tin theo cách này được gọi nôm na là dẫn kênh (channeling). Thông tin được dẫn kênh thường đến dưới hình thái lời nói, khái niệm hoặc bức tranh tượng trưng sẽ đi vào tâm trí tôi khi tôi tái cân bằng trường năng lượng của bệnh nhân. Tôi luôn ở trạng thái biến đổi ý thức khi làm việc này. Tôi trở nên thành thạo trong việc nhận thông tin bằng cách kết hợp các biện pháp khi sử dụng tri giác cao cấp (tức là dẫn kênh hoặc nhìn thấy). Tôi thường đối chiếu cái mà tôi nhận được bằng bức tranh tượng trưng trong tâm trí tôi, bằng khái niệm hoặc bằng lời phán bảo trực tiếp với cái mà tôi nhìn thấy trong trường năng lượng. Chẳng hạn, trong một trường hợp, tôi nghe nói trực tiếp “cô ấy bị ung thư”. Và tôi thấy một đốm đen trong trường năng lượng của chị bệnh nhân đó. Đốm đen này phù hợp về kích thước, hình thù và vị trí với kết quả chụp CAT scanner tiến hành sau đó. Cách kết hợp nhận

 

 

thông tin bằng tri giác cao cấp trở nên rất có kết quả, và tôi đạt được độ chính xác cao trong bất cứ miêu tả đặc biệt nào về tình hình bệnh nhân. Tôi cũng nhận được thông tin dưới dạng những hành động tự cứu mà bệnh nhân sẽ sử dụng trong suốt quá trình chữa trị. Quá trình này thường đòi hỏi một loạt buổi chữa kéo dài ttong một vài tuần hoặc một vài tháng, tùy theo mức độ bệnh tật. Quá trình chữa trị bao gồm việc tái cân bằng trường năng lượng, thay đổi tập quán sống và xử lý chấn thương khởi đầu.

 

Điều cốt yếu là xử lý ý nghĩa sâu xa của bệnh tật. Ta cần phải hỏi: Bệnh này có ý nghĩa gì đối với ta? Ta có thể học được điều gì từ bệnh này? Có thể nhìn thấy bệnh tật một cách đơn giản như lời phán bảo từ thân thể của bạn nói với bạn. Chờ một chút: có cái gì sai đây? Bạn không lắng nghe toàn thể bản thân mình: bạn quên mất điều gì rất quan trọng đối với bạn. Cái gì vậy? Nguồn gốc của bệnh tật cần được tìm tòi bằng cách này, hoặc ở mức độ tâm lý hay cảm giác, ở mức độ hiểu biết, hoặc đơn giản bằng sự thay đổi trong trạng thái tồn tại, có thể là vô thức của con người.

 

Việc trở lại sức khỏe bình thường đòi hỏi cá nhân phải hành động và thay đổi nhiều hơn là chỉ đơn giản uống những viên thuốc theo đơn bác sĩ. Nếu không có thay đổi của bản thân, cuối cùng bạn sẽ không thể tạo ra một vấn đề khác để dẫn dắt bạn trở về với nguồn gốc đã gây nên bệnh tật trước tiên. Tôi thấy rằng nguồn gốc là chìa khoá.

 

Xử lý nguồn gốc thường đòi hỏi thay đổi cách sống, cuối cùng sẽ dẫn dắt đời sống cá thể đến chỗ liên kết chặt chẽ hơn với cốt lõi của con người. Nó dẫn dắt ta đến phần sâu xa hơn của bản thân ta, phần này đôi khi được gọi là bản ngã cao cấp hoặc tia sáng của siêu phàm bên trong.

Comment Log in or Join Tablo to comment on this chapter...

CHƯƠNG 27. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THẦY CHỮA

Thông tin chung:
📍Hiến dâng
📍Thử thách
📍Xử lý lo sợ
📍Chân lý
📍Bài tập phát hiện các niềm tin tiêu cực của bạn
📍Ý Chí Siêu Phàm
📍Siêu phàm bên trong
📍Yêu thương
📍Đức tin
📍Xử lý thời gian
📍Sức mạnh
📍Khoan hòa
📍Ai được chữa trị?
📍Bài tập phát hiện thiện ý làm thầy chữa của bạn
📍Bài tập xem xét bản chất của chữa trị

Điểm lại Chương 27
📍1. Những thuộc tính cá nhân chủ yếu mà người thầy chữa cần phát triển để giữ được trong sạch là gì?
📍2. Những thử thách cuộc đời trước hết là gì?

Để làm động não
📍3. Quá trình thanh khiết hóa riêng của bạn là gì để đưa bạn đến vị trí hiện nay trên đường đời của mình?
📍4. Bạn đã sẵn sàng làm thầy chữa chưa? Ở những mức nào?
📍5. Tại phạm vi nào trong cuộc sống của mình có thể bạn sử dụng sai nhất sức mạnh mà bạn có trên cương vị thầy chữa? Ý đồ của bản ngã bậc thấp hay bản ngã bóng của bạn tại đó? Ý đồ đó dựa trên niềm tin sai trái nào? Bạn có thể chữa trị phần đó của bản thân như thế nào và xếp lại bản thân ngang hàng với Ý Chí Siêu Phàm bên trong bạn như thế nào?
📍6. Hãy trả lời các câu hỏi thuộc tiểu mục "Bài tập phát hiện những lo sợ của bạn".
📍7. Hãy trả lời các câu hỏi thuộc tiểu mục "Bài tập phát hiện những niềm tin tiêu cực của bạn".
📍8. Hãy thực hiện bài tập yêu thương bản thân thuộc tiểu mục "Yêu thương".
📍Hãy trả lời các câu hỏi thuộc tiểu mục "Bài tập phát hiện thiện ý làm thầychữa của bạn". 

  🚗 🚕🚓🚜🚙🚁✈️⛵️  

Trở thành thầy chữa là một quá trình rất cá thể và rất riêng tư. Không có những quy luật cố định về cung cách nảy sinh của nó. Cuộc đời của từng người là duy nhất. Không ai có thể ban cho ai nghiệp vụ chữa trị. Nó là điều gì đó phát triển từ bên trong con người. Có nhiều bài giảng phải học, nhiều chất liệu kỹ thuật phải nghiên cứu và nhiều trường phái tư tưởng khác nhau như vẫn thực sự xảy ra trong quá trình chữa trị. Một số trường phái không hề gọi các thực hành của họ là tâm linh.

Con đường đi vào nghiệp vụ chữa trị của tôi được hướng dẫn theo phương thức tâm linh là phương thức tự nhiên nhất đối với tôi. Còn đối với bạn thì phương thức nào là tự nhiên nhất? Bạn hãy đi con đường của chính mình, chứ không phải theo lối mòn đã cấu tạo hoàn chỉnh. Bạn có thể lấy cái mà bạn chọn lựa được từ lối mòn hoàn chỉnh này và dùng nó để hỗ trợ và giúp bạn sáng tạo ra những ý tưởng mới của mình. Hướng đạo Heyoan của tôi đã có bình luận sau đây về việc trở thành thầy chữa.

Hiến dâng

Trở thành thầy chữa có nghĩa là hiến dâng. Không phải hiến dâng cho bất cứ thực hành tâm linh đặc biệt nào, tôn giáo nào hay một bộ quy tắc cứng nhắc nào, mà hiến dâng cho con đường riêng của bạn đi tới chân lý và yêu thương. Điều này có nghĩa là thực hành của bạn về chân lý và yêu thương đó có thể sẽ thay đổi khi bạn đi qua cuộc đời của mình. Có nhiều con đường dẫn tới "Thiên Đường", tôi dám chắc là cũng nhiều như số linh hồn trở lại nhà. Nếu ta phải tìm từ đầu chí cuối lịch sử con người, thì ta sẽ thấy nhiều người thực hiện cuộc hành trình trước ta và đã tìm thấy sự soi sáng. Nhiều phương thức đặc biệt thực hiện hành trình này của họ được loài người sớm biết tới tại thời điểm của lịch sử. Một số phương thức đang được tìm lại; một số khác vẫn bị mất. Nhưng không việc gì, do chỗ các phương thức mới tiếp tục được hình thành trong sâu thẳm của linh hồn con người, từ bất cứ nơi nào mà mỗi linh hồn phải tìm kiếm con đường trở về vào bất cứ lúc nào. Bạn thân mến, bạn thấy rằng đây là quá trình ấy. Đó là quá trình luôn đổi mới của lực sáng tạo tuôn ra từ nội tâm bạn và bất kỳ ai. Đó là tất cả ý nghĩa của sự trở về. Khi bạn học tuôn chảy một cách hoàn toàn tự nhiên mà không gò ép cùng với chuyển động sáng tạo nội tâm đó, thì bấy giờ bạn đã trở về. Trở về có nghĩa là như vậy.

Thử thách

Bạn vừa quyết định hiến dâng mình cho con đường chân lý của bạn và làm cho nó trở thành điều ưu tiên chủ yếu của đời bạn thì bạn đã nhận thức được một quá trình tổng thể xảy ra trong đời bạn. Quá trình này của cuộc đời đưa bạn đi qua những phong cảnh nội tâm nó làm thay đổi bản chất thực tại riêng của bạn. Bạn bắt đầu nhìn thấy những mối quan hệ nhân quả giữa thực tại nội tâm riêng của bạn và thế giới "bên ngoài".

Tôi đã được dẫn dắt (bởi bản ngã cao cấp và các hướng đạo của tôi) qua từng quá trình tuần tự dành cho việc giúp đỡ tôi học hỏi luật lệ tâm linh. Tôi trải qua những thời gian khá dài tập trung vào và học hỏi về bản chất của tâm lý, Ý Chí Siêu Phàm và yêu thương. Sau thời gian tập trung với một trong các nguyên lý này, tôi cảm thấy như thể tôi đang được thử thách. Tôi liên tiếp phát hiện ra bản thân mình trong những hoàn cảnh trong đó rất khó mà lưu lại với chân lý, với yêu thương hay thậm chí rất khó có ý tưởng rằng Ý Chí Siêu Phàm có thể như thế nào. Nhiều khi dường như các hướng đạo của tôi, các thiên thần hay Thượng Đế đang thử thách tôi, mà tôi thì không thể làm được gì nhiều về vấn đề đó. Cuối cùng tôi thấy rằng các thử thách đó được trù định (được tôi tán đồng hoàn toàn) bởi một ý thức to lớn hơn nhiều so với ý thức của tôi. Tôi làm thành một phần của ý thức to lớn này. Sau rốt, về một nghĩa nào đó, tôi trù định các cuộc thử. "Cái tôi" nhỏ bé của mình thường không muốn làm cái phần đó. Cái phần lịch duyệt hơn của tôi thì biết nhiều hơn.

Nỗi lo sợ của bạn là điều trước tiên mà bạn sẽ đương đầu sau khi ủy thác bản thân cho đường đời của mình.

Xử lý lo sợ

Lo sợ là xúc động phối hợp với trạng thái mất liên kết với thực tại vĩ đại. Lo sợ là xúc động đo phân cách. Lo sợ đối lập với yêu thương vốn được liên kết với sự hòa hợp của mọi vật. Bài tập phát hiện những lo sợ của bạn

Bạn hãy tự hỏi: Tại thời điểm này của đời ta thì lo sợ tệ hại nhất của ta là gì? Lo sợ đó dựa trên những thừa nhận nào về thực tại? Cái gì là thực sự kinh khủng xung quanh điều xảy ra đó? Bất cứ cái gì mà bạn tìm cách tránh né đều liên quan đến nỗi lo sợ phải cảm nhận các xúc động có dính líu của bạn. Chúng là gì vậy? Sâu bên trong bạn là nơi bạn biết rằng bạn có thể đương đầu và đi qua mọi chuyện.

Nếu bạn nhìn bên trong, bạn sẽ cảm thấy yêu cầu của mình là không phải trải nghiệm bất cứ điều gì mình sợ. Tuy nhiên, nếu bạn cho qua và quy phục Tia Sáng Siêu Phàm của mình thì bạn sẽ thấy chắc hẳn mình cần phải đương đầu với nó. Khi bạn đi qua trải nghiệm lo sợ, thì lo sợ của bạn sẽ biến thành thông cảm yêu thương. Bởi vì như Emmanuel nói:

Vấn đề không phải ở chỗ

phá tan lo sợ

mà là hiểu được bản chất của nó

và nhận ra nó là một lực

yếu kém hơn

sức mạnh của yêu thương.

Nó là ảo giác.

Lo sợ

Chỉ như nhìn vào gương soi

và nhăn mày nhăn mặt

với bản thân mình mà thôi.

Khi nhìn lại bước đường của mình, tôi có thể thấy các mô hình phát triển sáng sủa. Tôi đã từng không biết mô hình vĩ đại khi nó xảy đến. Tôi đã dành phần lớn thời gian vào việc nhận thức các vấn đề trước mắt trong từng lúc.

Chân lý

Khi lần đầu tiên tôi chuyển đến Trung Tâm Phoenicia Pathwork và bắt đầu thực hành "Thao Tác Pathwork" dưới dạng những buổi chữa trị riêng từng người, theo nhóm và như là thành viên của cộng đồng tâm linh, tôi thấy mình tức khắc đương đầu với vấn đề chân lý. Tôi đang nói chuyện

chân lý, hay tôi đang thuyết phục bản thân về một thực tại nào đó để mình được thuận tiện? Tôi choáng váng về cung cách mình hợp lý hóa bản thân vào việc tin mọi điều để hữu hiệu hóa ứng xử của mình và giải thích các trải nghiệm khó chịu trong đời mình. Phòng vệ chủ yếu của tôi là đổ lỗi cho người khác. Bạn làm như vậy bao nhiêu lần? Hãy tìm kiếm những phương thức tinh tế chứ không phải những phương thức hiển nhiên.

Dần dần, sau khi xem xét ứng xử của mình, bạn sẽ thấy rằng nhân và quả tác động theo những phương thức rõ ràng hơn nhiều so với điều bạn nghĩ và trên thực tế bạn đang tạo ra những trải nghiệm tiêu cực đó bằng cách này hay cách khác. Đây là chuyện hóc búa phải đương đầu. Bị chìm ngập dưới những tác phẩm đau đớn này, bạn sẽ tìm ra ý đồ sống thực sự cuộc đời mình theo cách đó. Nó được mệnh danh là "ý đồ tiêu cực". Ý đồ tiêu cực của tôi trước đây là căn cứ vào hai điều. Điều thứ nhất là hệ thống niềm tin cho rằng cuộc đời về căn bản là khắc nghiệt, trăm công nghìn việc và đầy rẫy khổ đau. Hệ thống niềm tin này không hề chung cho mọi người, mà rất đặc thù cho từng người.

Bài tập phát hiện các niềm tin tiêu cực của bạn

Chẳng hạn, bạn hãy điền vào những câu sau đây cho bản thân bạn:

Tất cả đàn ông đều..........

Tất cả đàn bà đều.............

Trong quan hệ mình sẽ bị tổn thương bằng các phương thức sau..............

Có thể mình sẽ bị ốm hay chết vì..............

Mình sẽ bị xé toạc ra theo những cách sau..............

Mình sẽ mất........... nếu mình không............

Điều thứ hai mà ý đồ với tiêu cực của tôi trước đây căn cứ vào là niềm vui tiêu cực; nghĩa là tôi thực sự thích thú các trải nghiệm tiêu cực.

Đừng tự đánh lừa mình, bằng cách báo trước rằng vấn đề không phải ở chỗ bạn đã tham dự bao nhiêu cuộc hội thảo và thao tác lên bản thân bao nhiêu lần, bạn sẽ thu được lợi ích do chỗ trả lời các câu hỏi này. Tất cả chúng ta đều có các mô hình đó, mặc dù chúng có thể không công khai như trước.

Mỗi người làm việc này ở một vài mức nhân cách của mình. Chẳng hạn, bằng cách đổ lỗi cho người khác về những vấn đề của bạn (mẹ, bố, vợ hoặc chồng), bạn có được niềm vui làm "người tốt" trong khi những người khác là "người xấu". Niềm vui tiêu cực có nhiều biến thái và dạng hình. Bạn có thể thực sự cảm thấy niềm vui khi bị tổn thương, ốm đau hoặc thua cuộc. Phần đông chúng ta lặp lại các mô hình làm nạn nhân bởi vì trong cương vị nạn nhân bao giờ ta cũng thu được lợi ích phụ. Để giải thích tại sao mình không thành công, ta lấy cớ rằng mình là người tốt lẽ ra đã có thể làm được điều đó trên đời nếu người khác không làm hỏng việc. Hãy nghe niềm vui của bạn trong lý do vì sao bạn không thể làm được một việc gì đó. Những lời tuyên bố như "Tôi muốn làm việc này nhưng mẹ/bố/vợ/chồng tôi không cho tôi làm, hoặc lưng tôi quá đau, hoặc tôi không có thì giờ vì phải làm việc quá nhiều". Đó là tất cả những lời bào chữa chứa đựng nhiều niềm vui tiêu cực. Bạn hãy lắng nghe sắp tới bản thân bạn sẽ giải thích tại sao bạn đã không tiến hành một công việc nào đó. Bạn có đứng trong phạm vi chân lý không?

Tại sao, là con người, ta lại ứng xử theo cách này? Ta hãy nhìn vào cội nguồn của niềm vui tiêu cực.

Niềm vui tiêu cực là niềm vui tự nhiên hay niềm vui tích cực bị bóp méo. Niềm vui tiêu cực dựa trên sự phân cách. Niềm vui tích cực dựa trên sự hòa hợp, nó không phân cách bạn khỏi những

người khác bằng cách nọ hay cách kia. Niềm vui tích cực đến từ trung tâm hay từ cốt lõi của bạn. Nó tuôn chảy từ sâu thẳm bên trong và mưu cầu sáng tạo. Nó tuôn chảy cùng với vận động và năng lượng vốn rất dễ chịu. Niềm vui tiêu cực được tạo ra khi xung lực sáng tạo cội nguồn từ cốt lõi bị bóp méo hoặc xoắn vặn hay tắc nghẽn một phần theo cách nào đó. Điều này trước tiên xảy ra qua các trải nghiệm của tuổi ấu thơ được kết tinh vào trong nhân cách chúng ta. Chẳng hạn, một em bé với tới cái mỏ đèn đẹp đẽ màu đỏ tươi trên lò bếp. Bà mẹ phát vào tay nó trước khi nó bị bỏng tay. Xung lực niềm vui bị chặn đứng. Em bé khóc. Sự hợp nhất giữa nỗi đau và niềm vui khởi đầu theo một phương thức đơn giản như vậy.

Có vô số trải nghiệm khác giữa tuổi thơ phức tạp hơn nhiều kết hợp trải nghiệm tiêu cực với niềm vui. Ta thường xuyên nghe nói rằng ta không thể làm con người thực của mình, rằng ta không thể để cho sinh lực của mình tuôn chảy. Chúng ta phải chọn lấy niềm vui tiêu cực, bởi vì nó liên kết với xung lực sống cội nguồn. Ta vẫn cảm nhận được xung lực sống đó. Thậm chí nếu niềm vui là tiêu cực thì nó vẫn là cuộc sống; nó vẫn tốt hơn là không vận động và không năng lượng vì như vậy là cái chết. Xung lực niềm vui bị bóp méo của ta trở thành quen thuộc khi ta lớn lên.

Ở một nghĩa nào đó, mỗi lần ta bóp méo xung lực niềm vui của mình và không để cho bản thân được làm con người thực của mình thì lần đó ta chết đi một ít. Quá trình thanh khiết hóa sau đó là khôi phục lại bản thân từ từng cái chết nho nhỏ ấy và lấy lại niềm vui tuôn chảy tràn trề của năng lượng, vận động và ý thức nó tăng thêm lực sáng tạo của ta.

Tôi trải qua hai năm đầu sống tại Trung Tâm Phoenicia Pathwork sống trung thực hết mức với bản thân, phát hiện và phân cách niềm vui tiêu cực khỏi niềm vui tích cực, phát hiện chính cái cung cách và lý do của việc tạo trải nghiệm tiêu cực trong đời mình. Tôi tìm những niềm tin không đúng và những quan niệm sai trái mà hành động của mình dựa vào. Việc thực hiện điều đó sẽ thay đổi hoàn toàn viễn tượng của bạn về thực tại, cũng như đối với tôi trước đây. Nếu cuối cùng bạn chịu trách nhiệm về việc tạo ra các trải nghiệm tích cực. Nó sẽ có tác động. Nó đã tác động đến tôi và những vấn đề cũ bắt đầu tan biến.

Ý Chí Siêu Phàm

Sau hai năm tập trung phần lớn vào việc sống bằng chân lý càng nhiều càng tốt, tôi nhận thức ra rằng mình có trục trặc với ý chí của mình. Phương thức tôi sử dụng ý chí của mình đã tạo ra những vấn đề trong đời tôi. Phương thức đó không ổn định. Tôi thường thay đổi những quyết định của mình về các việc. Tôi tìm ra nhiều mức "muốn có" hay những vấn đề ý chí bên trong. Mọi người đều có những vấn đề này. Chúng hiện hữu từ bản ngã được bảo vệ và thường thấy trong ý chí của em bé, cậu thiếu niên hay chàng trai bên trong ta. Phần lớn những ý chí này được yêu cầu nhiều hơn cả. Các ý chí của ta cần được phát triển. Sâu bên trong ta hiện hữu một tia sáng của Ý Chí Siêu Phàm, Ý Chí Thượng Đế. Nhiều người trải nghiệm Ý Chí Siêu Phàm như là bên ngoài bản thân họ. Điều này có nghĩa là họ phải luôn luôn tìm một người nào đó mách bảo họ điều cần làm. Việc này dẫn tới cảm giác về sự vô dụng. Tôi đã thấy tia sáng của Ý Chí Siêu Phàm tồn tại bên trong từng con người. Điều quan trọng là bạn để cho bản thân có thời gian tìm kiếm nó bên trong bạn cho đến khi bạn tìm ra được nó. Ở đây bạn cũng thế thôi, bạn không phải là ngoại lệ. Dầu sao đi nữa thì đi theo ý chí Thượng Đế có ý nghĩa gì? Tất nhiên điều đó không có nghĩa là đi theo ý chí Thượng Đế như được hoạch định bởi một quyền lực bên ngoài. Tôi quyết định khám phá. Tôi nhận thức rằng mình cần phải xếp mọi ý chí bé nhỏ bên trong ngang hàng với tia sáng của Ý Chí Siêu Phàm bên trong. Tôi dứt khoát là phương thức tốt nhất để làm điều đó (cho tôi) là phát triển việc sử dụng tích cực ý chí của mình bằng cách phó thác nó cho thực hành hàng ngày.

Tôi tìm ra một sự phó thác tốt đẹp trong các bài giảng về Hướng dẫn (các bài giảng đến qua kênh của Eva Pierrakos (1957-80) làm căn cứu cho thao tác Pathwork, tuyên bố rằng: Ta phó thác bản thân ta cho ý chí Thượng Đế

Ta trao trái tim ta cùng linh hồn ta cho Thượng Đế Ta xứng đáng nhất trên Đời

Ta phụng sự mục đích tốt đẹp nhất trên Đời

Ta là hiển hiện tuyệt vời của Thượng Đế.

Hàng ngày, vài ba lần trong ngày, tôi tiến hành sự phó thác ấy. Tôi làm như vậy hai năm liền, cho đến khi điều trở thành hiển nhiên đối với tôi là tôi đã khá thành thạo về việc tìm ý chí

Siêu phàm bên trong

Emmanuel nói: "Ý chí của bạn và Ý Chí Thượng Đế là một... khi điều gì đó mang đến cho bạn hân hoan và đáp ứng nó là Ý Chí Thượng Đế đang nói qua trái tim bạn".

Hãy xem xét việc sử dụng ý chí của bạn. Bạn đã "giả định" bản thân bao nhiêu lần tùy theo một bộ luân lý ở bên ngoài? Bạn có thường lắng nghe và đi theo mong ước của trái tim bạn không? Khi bạn xếp bản thân ngang bằng với Ý Chí Siêu Phàm của bạn thì có thể bạn sẽ thấy đã đến lúc tập trung vào yêu thương như tôi đã từng làm.

Yêu thương

Nhiều người trong chúng ta có một cách nhìn rất chật hẹp về thế nào là yêu thương. Khi tôi để ra hai năm tiếp theo để tập trung vào yêu thương bằng bất cứ cách nào mình có thể có trong bất cứ phương thức nào cần, tôi tìm ra nhiều hình thái yêu thương, hình thái nào cũng nói: "Tôi chăm lo cho hạnh phúc của bạn bằng bất kỳ cách nào mà tôi có thể có"; "Tôi kính nể và tôn trọng ánh sáng của bạn"; "Tôi ủng hộ và tin cậy tính chính trực và ánh sáng của bạn như là người đồng hành trên đường đời". Bạn bắt đầu nhận thức rằng cho tức là nhận.

Điều gay cấn nhất là học yêu thương bản thân. Nếu bạn không rót yêu thương cho bản thân thì làm sao bạn có thể đem yêu thương cho những người khác? Yêu thương bản thân đòi hỏi thực hành. Tất cả chúng ta đều cần nó. Yêu thương bản thân đến từ chỗ sống theo những phương thức không phản bội bản thân. Nó đến từ chỗ sống bằng chân lý của mình.

Yêu thương bản thân cần được thực hành. Xin giới thiệu hai bài tập đơn giản sẽ thách thức bạn. Bạn hãy tìm một vật gì đó để cho bạn dễ yêu nhất, như bông hoa nhỏ, cái cây, con vật hay tác phẩm nghệ thuật. Rồi chỉ đơn giản ngồi với nó và đem yêu thương quý giá của bạn cho nó. Sau khi làm như thế một số lần, hãy xem xem bạn có thể dành ra một chút yêu thương quý giá đó của mình cho bản thân được không. Bất cứ ai có một quà tặng quý như yêu thương đó của bạn cũng chắc chắn xứng đáng với việc yêu thương.

Một bài tập khác là ngồi trước gương trong mười phút và yêu thương con người mà bạn nhìn thấy trong đó. Xin đừng có thái độ chỉ trích người đó. Tất cả chúng ta đều rất thạo soi gương và phát hiện từng vết dơ nhỏ xíu. Ở đây không được phép làm như vậy; chỉ được khen ngợi tích cực trong bài tập này. Nếu như bạn muốn thách thức thực sự thì mỗi lần chỉ trích bản thân, bạn hãy bắt đầu y hệt. Hãy xem xem bạn có thể làm điều đó tới mười phút mà không hề chỉ trích không.

Đức tin

Khi nhìn lại thời kỳ sáu năm trôi qua, tôi thấy nhiều đổi thay to lớn đã xảy ra trong tôi. Tôi đã để nhiều thời gian xếp mình ngang hàng với một đức tin vững chắc giữa sự phong phú nhân từ của vũ trụ. Bạn cũng có thể làm việc đó. Bằng cách thường xuyên cố gắng không nghĩ đến ý chí luôn đòi hỏi của mình nữa, xếp nó ngang hàng với Ý Chí Siêu Phàm, tìm ra chân lý trong mọi hoàn cảnh và đáp ứng bằng yêu thương trong hoàn cảnh ấy, bạn sẽ phát triển đức tin - tin vào bản thân, tin vào luật lệ, tâm linh, tin vào tính đồng nhất của vũ trụ, tin rằng bất cứ điều gì xảy ra trong đời mình đều có thể là phương tiện để đi tới sự am tường to lớn, yêu thương và phát triển, cuối cùng là sự thanh khiết hóa bản thân hướng theo ánh sáng của Thượng Đế.

Có đức tin nghĩa là vẫn xúc tiến chân lý của bạn khi mọi dấu hiệu bên ngoài đến với bạn đều bảo rằng có lẽ nó không thể đúng được nhưng trong thâm tâm bạn biết là đúng. Điều này không có nghĩa là tin mù quáng. Nó có nghĩa là giữ cho ngang hàng với ý đồ của bạn để nhận thức được và theo đuổi đến cùng bằng chân lý và yêu thương càng nhiều càng tốt, dù bạn thậm chí thấy ghê gớm chăng nữa.

Khi Chúa Jesus bị đóng đinh trên giá thập tự, Người đã có đức tin để thừa nhận rằng Người không còn cảm nhận được đức tin của mình nữa. Người kêu lên: "Cha ơi, sao Cha lại bỏ rơi con?" Người đã rất mực trung thực với bản thân. Vào lúc đó, người mất đức tin của mình. Người không giấu giếm việc này hoặc cố thay đổi nó thành một chuyện gì đó. Người yêu thương bản thân bằng cách biểu hiện cái thế tiến thoái lưỡng nan của mình một cách trung thực. Về sau người lấy lại được đức tin của mình khi người tuyên bố: "Cha ơi, con phó thác linh hồn con vào tay Cha".

Tôi đã thấy những người theo một đường lối tâm linh kinh qua nhiều giai đoạn của đức tin. Trước hết họ bắt đầu nghiên cứu các liên kết nhân quả. Họ nhận ra rằng một niềm tin tích cực và những hành động tích cực mang lại những thưởng công tích cực. Các ước mơ của họ bắt đầu được đáp ứng. Họ bắt đầu xây dựng đức tin trong bản thân mình. "Đức tin có tác động", họ kêu lên vui sướng. Tuy nhiên một lúc sau họ đã sẵn sàng thử thách đức tin của họ từ một mức sâu hơn. Chắc hẳn họ không nhận thức được quyết định bên trong này của họ về việc thử thách bản thân, bởi vì điều đó sẽ thay đổi bản chất của cuộc thử. Chuyện gì xảy ra? Mọi sự thẩm tra bên ngoài về quá trình nhân quả tích cực bị suy yếu, và con người bắt đầu nao núng. Tính bi quan cũ ngóc cái đầu đáng sợ của nó lên. Luật lệ tâm linh đâu rồi? Có thể rốt cuộc nó là quan điểm Pollyanna về vũ trụ (Pollyanna, nhân vật nữ có tính lạc quan quá mức trong cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn giả tưởng Mỹ Eleanor Porter viết năm 1913 - ND). Điều này chắc hẳn cũng sẽ xảy ra với bạn.

Khi điều này xảy ra trong đời bạn thì nó là dấu hiệu của một sự phát triển lớn lao. Bạn bắt đầu xử lý nhiều nhân quả dài lâu hơn trong đời bạn, cả trong cuộc đời của chính mình và cuối cùng cả trong cuộc đời riêng của mình vốn được coi như một phần sự tiến hóa của nhân loại. Được thưởng công vì sống trong chân lý trở thành niềm vui cuộc đời trong từng khoảnh khắc sống của bạn. Đừng chờ đợi kẹo bánh tâm linh. Bạn đang nhận nó ngay lúc này. Hiện hữu tại đây và lúc này có nghĩa là chấp nhận quá trình tiến hóa chậm chạp của nhân loại, thừa nhận những thiếu sót trước mắt của bạn như là sự hoàn thiện.

Xử lý thời gian

Đức tin giúp tôi xử lý một điều mà tôi gặp trục trặc: làm các việc đúng lúc. Một lần tôi hỏi mẹ tôi rằng Người nhớ lại xem trong khi tôi lớn lên, tôi hay trục trặc về chuyện gì nhất. Mẹ tôi nó: "Hễ khi nào con muốn cái gì là con phải có nó ngay tức thì".

Trong một vài năm qua, tôi đã học tính kiên nhẫn và cuối cùng tôi bắt đầu hiểu ra điều cần làm đối với tôi. Ở đây có một tư tưởng có thể cũng tác động đối với bạn. Kiên nhẫn là trực tiếp bày tỏ đức tin vào kế hoạch siêu phàm. Là chấp nhận rằng tất cả mọi cái đều đúng cho bạn trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, bởi lẽ bạn đã tạo ra chúng theo cách đó. Cũng có nghĩa là bạn có thể thay đổi cái hiện hữu lúc này qua những nỗ lực cải biến của chính bạn. Thiếu kiên nhẫn rốt cuộc có nghĩa là bạn không tin rằng mình có thể tạo ra cái mình muốn. Có nghĩa là thiếu đức tin vào bản ngã và kế hoạh siêu phàm. Nó đòi hỏi thời gian thể hiện cái mà bạn mong muốn trên bình diện thể chất. Để giúp cho mình chấp nhận thực tại đó, tôi phát triển điều khẳng định sau đây: "Ta muốn tưởng thưởng sự phó thác của ta cho hiện hữu trên bình diện thể chất bằng cách tưởng thưởng thời gian mà nó cần để hoàn tất mọi việc tại đây". Vẻ chậm trễ bề ngoài giữa nhân và quả được gắn vào bình diện này tồn tại ở đây vì một lý do. Chúng ta cần có khả năng nhìn thấy rõ các liên kết nhân quả trong những quan hệ mà mình không hiểu được. Các quan hệ này rốt cuộc là nằm giữa những phần chưa hợp nhất của bản thân chúng ta.

Sức mạnh

Tới một điểm trong quá trình rèn luyện về chữa trị, tôi thấy sức mạnh tuôn chảy qua hai bàn tay mình đột ngột tăng lên. Điều này đến cùng với cảm giác như thể tôi là một nhóm mới các hướng đạo. Tôi đang thao tác trên ngón chân nhiễm khuẩn của một bệnh nhân. Tôi giữ hai tay mình như thế nào đó để phát ra ánh sáng màu bạc ngả xanh rất mạnh xuyên nhanh như chớp qua ngón chân. Hai tay tôi cách xa ngón chân chừng 1 in. Bệnh nhân kêu lên vì đau khi tôi làm như vậy do dòng chảy năng lượng đã tăng lên. Khi tôi chuyển dịch tay một cách khác, tôi có thể tạo nên một năng lượng tựa như mây trắng mềm mại từ hai bàn tay tôi đi ra, làm tiêu tan mọi đau đớn. Các hướng đạo duy trì việc điều khiển tôi nối mạch giữa hai người. Tôi mệt quá, và cứ khoảng mươi lăm phút một lần họ lại bảo tôi tới thao tác trên bệnh nhân đó. Có vẻ như đây là trường hợp cấp cứu. Những đợt chữa trị ngắn này rất hữu hiệu. Hết nhiễm khuẩn, không phải phẫu thuật. Tôi ngây ngất và nói với thầy dạy chữa trị của mình: "Thầy C. ơi, bao nhiêu là sức mạnh tuôn chảy qua người tôi! Người đáp lại: "Đấy, thế đấy; vậy bạn muốn chữa trị bằng yêu thương hay bằng sức mạnh?" Tôi dứt khoát là mình chưa sẵn sàng có được sức mạnh như vậy tuôn chảy qua người. Tôi đã vui sướng quá mức về chuyện đó theo cái kiểu "Ái chà! Hãy nhìn ta!" Tôi bèn tạm biệt các hướng đạo. Tôi không làm việc với họ suốt trong hai năm sau đó. Hiện nay tôi đã sẵn sàng. Tôi đã học hỏi được thêm nhiều về yêu thương. Về sau tôi mới hiểu ra rằng đấy là các nhà phẫu thuật tâm linh từ mức thứ năm trở lên đã làm việc với tôi.

Đức tin dựa trên chân lý. Ý Chí Siêu Phàm và yêu thương mang lại sức mạnh. Sức mạnh xuất phát từ sâu bên trong cá thể, từ tia sáng Siêu Phàm bên trong. Sức mạnh là kết quả của việc xếp ngang hàng với tia sáng Siêu Phàm bên trong của cuộc đời, liên kết với nó và để cho nó tuôn chảy. Nó đến từ cốt lõi của cá thể hay như cái mà hướng đạo tâm linh Heyoan của tôi gọi là Cõi Linh Thiêng. Có sức mạnh có nghĩa là ngồi trong trung tâm bản chất của con người.

Sức mạnh mang lại cho bạn khả năng hiện hữu trong yêu thương vô điều kiện và thực hành yêu thương vô điều kiện. Điều đó có nghĩa là dùng yêu thương đáp lại mọi thứ đến với bạn mà không phản bội bản ngã. Bạn chỉ có thể làm việc này bằng yêu thương bản thân trước nhất và hiện hữu trong chân lý, nghĩa là sống trung thực với bản thân cùng với điều bạn cảm nhận và phó thác bản thân cho việc chuyển dịch qua vị trí này đến vị trí khác của yêu thương. Bạn thấy đấy, nếu bạn phủ nhận các phản ứng tiêu cực mà bạn có bằng cách xô đổ chúng thì đó là lúc bạn không yêu thương bản thân cũng như không yêu thương những người khác. Nếu bạn cảm thấy và thừa nhận chúng bằng cách nào đó thì bấy giờ bạn nhường chỗ cho yêu thương của mình tuôn chảy. Bạn giải phóng bản thân cho chuyển dịch vào một vị trí yêu thương bên trong. Yêu thương vô điều kiện làm cho chúng ta hành động khoan hòa trong các cuộc đời của mình.

Khoan hòa

Cùng với các thực hành Chân Lý, Ý Chí Siêu Phàm và Yêu Thương dẫn tới Đức Tin nó đưa ta đến sứ mạnh, ta nhường chỗ cho hành động Khoan Hòa đi vào cuộc đời của ta. Khoan Hòa được nhận bằng cách để cho đi vào Trí Năng Siêu Phàm và được trải nghiệm như là Niềm Hạnh Phúc. Nó trải nghiệm sự hòa hợp trong mọi vật và sự an toàn trọn vẹn của ta bất kể xảy ra chuyện gì. Là trạng thái nhận thức rằng mọi trải nghiệm mà ta có, kể cả trải nghiệm thú vị và trải nghiệm đau đớn như đau yếu và chết chóc, chỉ đơn giản là những bài học mà ta tạo ra cho bản thân ta trên suốt chặng đường trở về với Thượng Đế. Là sống trong hài hòa. Emmanuel nói: 

Trạng thái khoan hòa cần có người đón nhận để được vẹn toàn. Bạn được giữ gìn trong bàn tay Thượng Đế và được yêu thương hết lòng. Và khi yêu thương này được đón nhận thì chu trình đó cũng được hoàn thành

Ai được chữa trị?

Thầy chữa phải nhớ rằng mình tiến hành thao tác là nhằm chữa trị linh hồn. Điều quan trọng đối với thầy chữa là hiểu cái chết theo cách ấy và chữa trị cho con người tổng thể chứ không phải cho lần hóa thân này của người đó mà thôi. Thầy chữa không được từ bỏ việc chữa trị cho bất cứ ai đơn giản chỉ vì người này có thể chết về thể chất.

Điều quan trọng là ghi vào tâm trí hai điều khi ta cố gắng hiểu chính cái việc ta đang làm trong cương vị thầy chữa. Một là trong trải nghiệm của từng người về chuyện đau yếu của họ đều có ý nghĩa sâu sắc và hai là chết chóc không ngụ ý thất bại mà có thể ngụ ý việc chữa trị. Để nhớ điều này, thầy chữa phải sống trong cả hai thế giới tâm linh và thể chất. Chỉ có bằng cách tập trung bên trong bản thân và vũ trụ thì thầy chữa mới có thể kinh qua các trải nghiệm về việc liên tục chứng kiến nỗi đau sâu sắc rất phổ biến của nhân loại. Tôi hỏi bạn Emmanuel của tôi về điều này như sau: "Nếu chúng ta tạo ra đau yếu thì có phải việc tìm đến thầy chữa là cách làm cho chúng ta xao lãng chuyện thao tác lên bản thân, thao tác lên cội nguồn của bệnh tật?"

Emmanuel nói: "Tất cả điều này tùy thuộc vào việc vì sao bạn tới thầy chữa và tới thầy chữa nào. Đây là một câu hỏi tế nhị và là câu hỏi mà tôi dám chắc rằng thầy chữa của bạn đã từng đặt ra không biết bao nhiêu lần để tự hỏi mình. Đâu là trách nhiệm và do đó đâu là cái đem cho và đâu là cái được nhận và nếu như ta mường tượng ra điều gì đó thì phải nói là cái gì? Các câu hỏi không bao giờ chấm dứt và còn có một thực tại chủ yếu cơ bản sẽ mang lại niềm an ủi cho bạn.

Khi có khoảnh khắc nhận ra rằng có thể có một kiểu chữa trị khác, thì lúc đó một cánh cửa đã mở, ý thức đã vượt xa kiểu chăm sóc y tế sẵn có được biểu hiện dưới dạng thể chất. Hiện tại tôi không hề có ý làm giảm giá trị của nghề y. Các bác sĩ làm một công việc xuất sắc, một số được hướng dẫn phần lớn và có thể tự do thừa nhận điều này một khi cửa đã đóng kín. Có những người khác, hoặc đang làm nghề y hoặc đang sinh sống bằng nghề khác, chỉ đơn giản không nhận thức được và không có khả năng nhận thức được tại thời điểm này. Điều đó không có nghĩa là họ kém cỏi, độc ác, đồi bại hoặc xấu xa, mà chỉ đơn giản có nghĩa là họ đã phải đi vào lĩnh vực của hiểu biết. Bạn phải sẵn lòng ban phước cho họ, tiếp tục con đường của bạn, tìm ra người nào đó tự cảm thấy tương hợp hơn với ý thức của bạn và bạn sẽ hoàn toàn biết cách làm việc đó. Khi bạn cảm nhận được khuynh hướng chuyển dịch vào lĩnh vực chữa trị tâm linh (tôi không nói chữa trị tâm lý, tôi nói chữa trị tâm linh) bấy giờ là lúc có nhận thức về thần linh, và bạn được thầy chữa cũng như các thần linh đến đấy để làm việc với thầy chữa này ân cần đón tiếp. Ngày nay thường người ta không mong đợi việc chữa lành. Mà thường là mong đợi việc phát hiện và làm dịu đi nỗi lo lắng băn khoăn, chứ không phải phép lạ. Vậy thì điều này có ý nghĩa gì? Như thế có nghĩa là ở điểm này ý thức của bạn đi hết mức của nó mà thôi. Là có điều gì đó để họ hỏi, có điều gì đó để hiểu biết. Một phòng học cho mỗi thân thể và một bài học cho mỗi bệnh tật. Không dùng lối trừng phạt, vì bạn đã viết ra bài khóa của chính mình; bạn đã chọn thân thể của chính mình vốn mang theo nó mọi nhược điểm có thể nói là di truyền bởi lẽ bà của bạn hay ông của bạn có chuyện gì đó. Nhưng xin nhớ rằng bạn chọn nó cũng chẳng sao. Vì vậy bạn phải tin cậy thân thể không chỉ khi đau yếu mà đặc biệt khi đau yếu, và nó đang nói với bạn về chuyện gì vậy? Có nhiều cách để nghe điều đó và nhà chữa trị đủ khả năng có thể tác động mạnh hơn tại đây giúp bạn nghe được điều mà thân thể bạn đang nói với bạn. Dĩ nhiên bạn là người hiểu được điều đó tốt nhất vì nó nằm trong ngôn từ của bạn do thân thể bạn hình thành và vì nó trực tiếp nói với bạn. Nhưng nhà chữa trị tâm linh có thể sửa đổi ý thức đó cho nhất quán lần nữa và đưa bạn tới chỗ xếp ngang hàng cùng chân lý. Dù bạn có khả năng chịu đựng chân lý đó hay có khả năng chữa trị, thì một thân thể ốm đau bấy giờ tùy thuộc vào nhiều nhân tố đến nỗi tôi không thể bắt đầu liệt kê được chúng ra lúc này. Nhưng bạn, bản thân bạn, hoàn toàn có khả năng làm việc đó.

Nếu như rốt cuộc có cái gì đó trong thuật ngữ của con người gọi là thất bại - nếu như, lạy trời đừng có chuyện này, có ai đó bị chết - thì bấy giờ bạn phải coi nó hoàn toàn như một trường hợp may mắn. Linh hồn đó đã hoàn tất nhiệm vụ của mình, và có một ủy ban tiếp đón hân hoan và đông đảo hoan hô nó trong thực tại đầu tiên. Xét cho cùng, hiện hữu thể chất của bạn không mang ý nghĩa vô tận. Bạn không hiện hữu tại đây để vĩnh viễn ngồi lại trong những bộ y phục này. Tôi hy vọng rằng điều đó làm bạn hài lòng. Vì vậy, trong chữa trị tâm linh không có thất bại; chỉ có các bước đi. Đừng bao giờ ngần ngại sự việc đặt tay bạn lên người khác cùng với yêu thương và trắc ẩn. Đừng bao giờ ngần ngại việc nguyện cầu cho bất cứ ai. Đừng đòi hỏi kết quả, bởi lẽ không có cách chi để biết chắc yêu cầu của một linh hồn cá biệt. Tôi hiểu rằng việc này đòi hỏi hoặc dường như đòi hỏi đức tin nhiều vô kể. Vâng, đúng thế. Vì thân thể và tinh thần trở thành thanh khiết hơn qua các quá trình cải biến mô tả trong cuốn sách này, số sức mạnh tuôn chảy qua thầy chữa tăng lên và tần số các rung động cùng tăng lên. Sức mạnh càng cao thì chữa trị càng hữu hiệu và thầy chữa càng nhạy cảm.

Mỗi lần tôi được cung cấp sự sáng suốt và sức mạnh mới, thì sự sáng suốt này đến sau một thử thách khởi đầu từ bản thân.

Để kinh qua các trải nghiệm như thế, con người phải rất mực trung thực với bản thân. Chính trong những điều tự lừa dối mình nho nhỏ, trong đó ta có khuynh hướng tránh né không nhìn vào ý đồ hoặc những hành vi của bản ngã bậc thấp của chính mình, mà ta phản bội tính chính trực của ta và làm giảm sức mạnh của ta từ bên trong. Mỗi thử thách đều liên quan đến bất cứ vấn đề nào mà ta đang xử lý trong đời mình hiện nay; ta trù định tốt các thử thách của mình, đến nỗi khi ta đã học thì không có vấn đề về sắp xếp mức độ.

Bài tập phát hiện thiện ý làm thầy chữa của bạn

Ta trung thực ra sao? Ta sử dụng ý chí của mình trong việc xếp ngang hàng với ý chí vạn vật tốt đến mức nào? Ta sử dụng sức mạnh như thế nào? Ta yêu thương nhiều ít? Ta có thể ban trải yêu thương vô điều kiện được không? Ta có tôn trọng quyền lực của những người ta đã chọn để trao quyền lực nhằm học hỏi họ? Ta có thể làm việc đó mà không bán tống bán tháo quyền lực bên trong của chính ta? Ta phản bội tính chính trực của ta như thế nào? Điều ta mong ước là gì? Cái mà ta hy vọng sáng tạo ra trong đời mình? Đâu là những mặt hạn chế của ta, trong cương vị người phụ nữ, đấng mày râu, trong cương vị con người, trong cương vị thầy chữa? Ta có tôn trọng tính chính trực, sức mạnh cá nhân, ý chí và những khả năng chọn lựa của các bệnh nhân của ta? Ta có coi bản thân ta như một kênh dẫn gợi lên sức mạnh từ bên trong bệnh nhân đến mức mà rốt cuộc họ tự chữa lấy được? Nguyên tắc riêng của ta trong việc làm cho ai đó trở nên tốt là gì? Ta có coi chết chóc là thất bại không?

Bài tập xem xét bản chất của chữa trị

Thầy chữa là gì?

Chữa trị là gì?

Mục đích chính của chữa trị là gì?

Chữa trị mang lại điều gì?

Ai chữa trị?

Ai được chữa trị?

Heyoan gần đây có nói rằng: "Hiện tại, bạn đọc thân mến, xin đừng đặt vấn đề xét đoán bản thân theo những câu hỏi nói trên. Mọi chúng ta đều đang cất bước trên con đường thanh khiết hóa, và yêu thương là nhân tố có tác động chữa trị hơn hết thảy. Xin đừng bác bỏ bản thân mà nói rằng bạn không bao giờ có thể làm được tất cả những điều này. Bạn có thể làm và sẽ làm được. Nó chỉ đơn giản là chuyện thừa nhận vị trí và con người thực của bạn hiện tại là hoàn hảo giữa những khiếm khuyết của bạn. Thế giới tâm linh chúng tôi giữ bạn trong danh dự và nể trọng muôn vàn. Bạn đã chọn lựa để trở thành con người thể chất coi như đó là tặng vật lớn lao không chỉ cho bản thân bạn mà còn cho cả vũ trụ hiển nhiên về thể chất nữa. Những đổi thay riêng của bạn hướng tới sức khỏe và sự toàn vẹn tác động lên những người xung quanh, không chỉ lên những ai nằm trong phạm vi gần gũi với bạn mà còn lên mọi sinh vật có tri giác trên bề mặt địa cầu; quả thực là lên cả địa cầu nữa. Bạn là con của địa cầu. Bạn thuộc về địa cầu; địa cầu thuộc về bạn. Bạn đừng bao giờ quên rằng, do chỗ chúng ta chuyển dịch ngày càng sâu vào ý thức hành tinh trong tương lai gần đây, cho nên bạn sẽ là người dẫn đường trong cuộc phiêu lưu vĩ đại vào ánh sáng. Trước hết, bạn hãy yêu thương và kính trọng bản thân như chúng tôi hằng tôn kính bạn. Suy cho cùng thì khi chúng tôi có mặt cùng với bạn là lúc tất cả chúng ta có mặt trong sự hiện diện của Siêu Phàm. Bạn được ôm ấp trong cách tay Thượng Đế và được yêu thương một cách trọn vẹn. Bạn hãy biết điều đó và bạn nhất định sẽ được tự do như ở nhà.

Khi bạn hiểu rằng cuộc đời này được trải nghiệm như một rung động, bạn trở nên cởi mở và cảm thấy vui sướng, bạn chuyển dịch trong yên tĩnh của hòa bình và bây giờ bạn thu nhỏ lại. Nhiều người trải nghiệm việc thu nhỏ lại này như một trải nghiệm tiêu cực. Nhiều người trong số các bạn sẽ trải nghiệm một niềm vui kỳ lạ, như được cùng có mặt với các thiên thần trong một cuộc hội thảo hay một buổi chữa trị. Bệnh nhân cũng sẽ trải nghiệm như vậy. Nhưng bạn hãy nhớ rằng, do bản chất rất riêng của trạng thái năng lượng cao được bành trướng, về sau bạn sẽ thu nhỏ lại và càng cảm thấy rõ hơn ý thức bị phân cách nằm bên trong bạn. Sức mạnh tuyệt đối và cường độ của năng lượng tâm linh đánh cho chất linh hồn tối tăm ứ trệ long ra và bắt đầu soi sáng nó. Vì nó trở lại cuộc đời lần nữa cho nên bạn trải nghiệm nó như thật. Tất cả mọi thứ đau đớn, giận dữ và oằn oại của nó. Có thể bạn tự nhủ: "Tại sao lúc này ta lại xấu hơn trước đây lúc ta mới bắt đầu?" Cho phép tôi đảm bảo với bạn rằng điều đó không đúng. Bạn chỉ nhạy cảm hơn trước. Sau khi trải nghiệm những thăng trầm đó, những lần bành trướng và thu nhỏ lại này nhiều lần cho từng vấn đề riêng tư, bạn sẽ phát hiện ra rằng chúng biến mất thật. Nhiều tháng sau, bạn sẽ nói: "Chà! Ta không còn làm chuyện đó nữa". Và bạn sẽ khóc vì sung sướng, y hệt như một vài lần đầu tiên khi bạn trở về trong ánh sáng và trải nghiệm nó. Hãy nhớ rằng kiên nhẫn là lời nói của đức tin.

Điểm lại Chương 27

1. Những thuộc tính cá nhân chủ yếu mà người thầy chữa cần phát triển để giữ được trong sạch là gì?

2. Những thử thách cuộc đời trước hết là gì?

Để làm động não

3. Quá trình thanh khiết hóa riêng của bạn là gì để đưa bạn đến vị trí hiện nay trên đường đời của mình?

4. Bạn đã sẵn sàng làm thầy chữa chưa? Ở những mức nào?

5. Tại phạm vi nào trong cuộc sống của mình có thể bạn sử dụng sai nhất sức mạnh mà bạn có trên cương vị thầy chữa? Ý đồ của bản ngã bậc thấp hay bản ngã bóng của bạn tại đó? Ý đồ đó dựa trên niềm tin sai trái nào? Bạn có thể chữa trị phần đó của bản thân như thế nào và xếp lại bản thân ngang hàng với Ý Chí Siêu Phàm bên trong bạn như thế nào?

6. Hãy trả lời các câu hỏi thuộc tiểu mục "Bài tập phát hiện những lo sợ của bạn".

7. Hãy trả lời các câu hỏi thuộc tiểu mục "Bài tập phát hiện những niềm tin tiêu cực của bạn".

8. Hãy thực hiện bài tập yêu thương bản thân thuộc tiểu mục "Yêu thương".

Hãy trả lời các câu hỏi thuộc tiểu mục "Bài tập phát hiện thiện ý làm thầy chữa của bạn".    

Comment Log in or Join Tablo to comment on this chapter...
~

You might like Barbara Ann Brennan's other books...